Kon Tum: Đề nghị điều tra vụ làm giả giấy nằm viện để kêu gọi từ thiện
Từ nay đến trước ngày 25.3.2025, khi mua vé sớm, khách sẽ được hưởng ngay ưu đãi 10%. Đặc biệt, nếu có ngày sinh nhật trùng với ngày thành lập Saigontourist Group (1.8.1975), khách sẽ nhận được mức ưu đãi đến 20% cho tối đa 10 vé. Lượng vé ưu đãi bán trước có giới hạn nên đã có hàng ngàn vị khách nhanh tay đặt mua sớm.Một khách hàng ở quận 4, TP.HCM, chia sẻ: "Quy trình đặt vé online của Saigontourist Group rất đơn giản và tiện lợi. Nhân viên tổng đài tư vấn nhiệt tình, giao vé tận nơi theo thỏa thuận hai bên".Ngoài hình thức đặt vé online qua hotline, Ban tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 còn bố trí các địa điểm bán "offline" trực tiếp cho khách hàng. Trước mắt, khách có thể đến mua vé trực tiếp tại: gian hàng của Saigontourist Group trong khuôn khổ Lễ hội Việt - Nhật năm 2025 diễn ra từ ngày 8 - 9.3.2025 tại Công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM); Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC (799 Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, Q.7, TP.HCM) và các cơ sở dịch vụ thuộc Làng du lịch Bình Quới, gồm Khu Du lịch Bình Quới 1, 2, 3, Khu Du lịch Tân Cảng và Khu Du lịch Văn Thánh."Đặt mua vé sớm vừa được hưởng ưu đãi từ chương trình, lại vừa tiết kiệm thời gian, đến nơi là vào cổng dự hội ngay, nhanh hơn nhiều so với khi bạn đến nơi rồi phải xếp hàng mua vé tại cổng lễ hội", chị Đào Thị Tiên ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm. Chị cho biết thêm, năm nay chị sẽ cùng gia đình trải nghiệm metro, đi từ nhà lên ga Bình Thái, sau đó xuống tại ga Văn Thánh, vào ngay cổng sau lễ hội, tránh được cảnh đông đúc tại bãi giữ xe nếu phải tự lái xe từ nhà lên.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30.3.2025 tại Khu du lịch Văn Thánh, với sự tham gia của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng 4-5 sao thuộc hệ thống Saigontourist Group tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều đối tác uy tín, đại diện các thương hiệu ẩm thực một số địa phương cùng nhau tạo nên một "đại tiệc của vị giác" đa dạng và phong phú. Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi chương trình, sự kiện của Saigontourist Group hưởng ứng chào mừng các ngày lễ lớn tại TP.HCM và kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển Saigontourist Group (1.8.1975 - 1.8.2025).Lễ hội cũng là sự kiện văn hóa ẩm thực quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam vinh dự nhận được các giải thưởng danh giá của Giải thưởng ẩm thực thế giới (World Culinary Awards): Giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất châu Á" ba năm liên tiếp 2022, 2023, 2024 và giải thưởng "Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất Thế giới" hai năm liên tiếp 2023, 2024. Năm ngoái, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2024 đã tiếp đón, phục vụ hơn 60.000 lượt khách; hai ngày trước giờ lễ hội chính thức mở cửa phục vụ công chúng, số vé bán trước đã đạt mức 10.000 vé."Qua các kỳ lễ hội đã được tổ chức từ những năm trước cho đến nay, Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đã khẳng định là một sự kiện văn hóa, ẩm thực, du lịch lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách trong và ngoài nước. Đây vừa là sự kiện phục vụ nhu cầu ẩm thực, giải trí của cộng đồng người dân mà còn là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh du lịch TP.HCM và Việt Nam, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đất nước ta", ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch Saigontourist Group, trưởng ban chỉ đạo lễ hội, cho biết.Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 sẽ vượt qua các kỳ lễ hội trước đây về số lượng các món ăn, thức uống, với trên 600 món ngon được chọn lọc, tinh tuyển từ khắp ba miền đất nước, sản vật của các địa phương. Bên cạnh ẩm thực, lễ hội còn tưng bừng, sôi động với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như múa rối nước, xiếc ảo thuật đường phố, múa xòe Thái, quan họ, đờn ca tài tử, múa khỉ, hát sắc bùa Bến Tre, hô bài chòi, ca Huế, biểu diễn cồng chiêng Tây nguyên của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, nhạc cụ đàn đá dân tộc, hò đối đáp. Khách đến lễ hội còn được dịp hòa mình vào không gian tràn ngập không khí hội hè mang đậm bản sắc văn hóa dân gian ba miền, trải nghiệm khu chợ vùng cao, thử trang phục các dân tộc vùng cao Đông - Tây Bắc, sinh hoạt "Trên bến dưới thuyền" đậm chất Nam bộ...Ngoài ra, lễ hội còn níu chân khách với hoạt động làng nghề truyền thống, làm bánh dân gian với hơn 50 loại bánh, trải nghiệm học gói lá, nướng, hấp, chiên bánh cùng nghệ nhân, học làm bún, đan nón, tráng bánh tráng, nướng bánh phồng, nấu rượu, làm bánh phục linh, bánh kà tum của người Khmer Nam bộ. Khu làng nghề năm nay sẽ được góp thêm hoạt động làm guốc mộc, làm chong chóng giấy, lồng đèn Hội An, trải nghiệm làm gốm, tranh Đông Hồ, làm hoa giấy cùng các nghệ nhân đến từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở cố đô Huế. Tham gia lễ hội, khách mua vé vào cổng có đính kèm coupon để sử dụng dịch vụ, với giá vé trọn gói 200.000 đồng/người lớn, trẻ em đi cùng được miễn phí.Liên hệ các điểm bán vé chính thức: Khu Du lịch Bình Quới 1: 0901 889 701; Khu Du lịch Bình Quới 2: 0901 889 702; Khu Du lịch Bình Quới 3: 0901 889 703; Khu Du Lịch Tân Cảng: 0901 889 704; Khu Du Lịch Văn Thánh: 0901 889 705. Hoặc liên hệ số hotline: 0901 889 709 - 0855 556 879.Thông tin chi tiết về Lễ hội tại website: www.saigontourist.com.vnHãy tưởng tượng: Nếu ngày nào cũng tan ca lúc 22 giờ
Cũng theo Ban tổ chức, năm nay giải chạy còn có đối tác thiện nguyện là Quỹ vì tầm vóc Việt (VSF) - một quỹ xã hội, tổ chức và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững; đặc biệt là các chương trình phát triển trí tuệ, tài năng, giáo dục, phát triển tầm vóc, thể lực và trí lực cho người dân Việt Nam. Theo đó, với mỗi lượt tham gia giải chạy S-Race trực tiếp tại Hải Phòng, VSF sẽ đóng góp 5.000 đồng cho quỹ phẫu thuật khuyết tật vận động cho bệnh nhi nghèo. Ngoài ra, các vận động viên S-Race trên toàn quốc còn có thể tiếp tục gây quỹ thêm 200 đồng/km khi tham gia thử thách chạy trực tuyến S-Race Online x School. Toàn bộ số tiền này do VSF đối ứng.
Người mẫu Việt diện yếm đào, thả dáng giữa cung điện lớn nhất Hàn Quốc
Ngày 30.12, một lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang phối hợp Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) điều tra, giám định để xác định nguyên nhân khiến 2 người nước ngoài tử vong tại một biệt thự du lịch trên địa bàn xã Cẩm Thanh (TP.Hội An).Thông tin ban đầu, vào khoảng 11 giờ 26.12, nhân viên biệt thự du lịch H.C. (ở thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An) phát hiện chị Otteson Greta Marie (33 tuổi, quốc tịch Anh), ở phòng 101, tử vong trên giường.Tiếp nhận thông tin, Công an TP.Hội An vào cuộc điều tra, bất ngờ phát hiện phòng 201 bị khóa cửa trong. Qua kiểm tra phòng 201, công an phát hiện bên trong phòng có anh Els Arno Quinton (36 tuổi, quốc tịch Nam Phi) cũng tử vong trong tư thế nằm ngửa trên giường.Công an tỉnh Quảng Nam đã phân công lực lượng cảnh sát hình sự, kỹ thuật hình sự cùng các đơn vị nghiệp vụ tổ chức điều tra.Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y tử thi và các hoạt động điều tra khác.Qua khám nghiệm, ban đầu xác định trên thi thể ở phòng 201 không có tác động ngoại lực, hiện trường không có dấu hiệu lục soát tài sản, điện thoại vẫn còn. Ngoài ra, công an thu giữ một số vỏ chai rượu đã qua sử dụng tại hiện trường.Theo Công an tỉnh Quảng Nam, cả 2 nạn nhân đăng ký tạm trú dài hạn tại biệt thự du lịch thự du lịch H.C. từ ngày 4.7.Hiện vụ 2 người nước ngoài tử vong bất thường trong 2 phòng tại biệt thự du lịch ở Hội An đang được Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ.
Theo đó, qua thanh tra 21 trường học, 10 UBND các xã, phường và phòng chức năng của UBND TX.An Khê (Gia Lai) giai đoạn 2022 - 2023, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã thẩm định, phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường học trên địa bàn không đúng quy định về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực vùng III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025… Kết quả, đã chi tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định hơn 8,8 tỉ đồng.Trong công tác đầu tư xây dựng tại UBND 10 xã, phường của TX.An Khê đã để xảy ra sai sót về khối lượng thép, bê tông, đơn giá với số tiền hơn 430 triệu đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chủ tịch UBND TX.An Khê kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.Bên cạnh đó, qua thanh tra về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính tỉnh Gia Lai đã phát hiện sai phạm hơn 5,6 tỉ đồng. Cụ thể, trong 3 năm (từ 2021 - 2023), sở này đã dùng chi phí phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (kinh phí thẩm tra) với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng chi cho cá nhân giám đốc sở và 6 công chức của Phòng Tài chính - Đầu tư.Trong đó, ông Nguyễn Anh Dũng (giám đốc sở) được chi hơn 843 triệu đồng; 6 công chức Phòng Tài chính - Đầu tư gồm: Bà Lê Thị Kiều Trinh (trưởng phòng) 765 triệu đồng, ông Lê Trọng Tôn hơn 1,1 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Trung hơn 779 triệu đồng, bà Đoàn Huỳnh Như Liễu hơn 764 triệu đồng, bà Đỗ Thị Ngọc Thảo 375 triệu đồng, ông Phạm Văn Đoàn hơn 7 triệu đồng. Theo Thanh tra tỉnh Gia Lai, trách nhiệm chính đối với những thiếu sót, sai phạm này thuộc về người đứng đầu Sở Tài chính và kế toán, các phòng, cá nhân có liên quan. Sở này cũng sử dụng hơn 315 triệu đồng chi tiếp khách không liên quan đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Trong đó chỉ có hơn 138 triệu đồng thể hiện có lịch làm việc thực tế, còn lại hơn 176 triệu đồng chi tiếp khách không có lịch làm việc, không rõ đối tượng tiếp, tiếp khách ngoài tỉnh không đúng quy định. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai còn dùng nguồn kinh phí không tự chủ, chi không đúng quy định hơn 989 triệu đồng gồm: Chi sai vận hành các phần mềm hơn 632 triệu đồng; kinh phí Hội đồng thẩm định giá đất chi sai 103 triệu đồng; kinh phí đào tạo, tập huấn hơn 89 triệu đồng; kinh phí cải cách hành chính năm 2020 chi sai hơn 24 triệu đồng; kinh phí sửa chữa nhà làm việc chi sai hơn 35 triệu đồng.Tranh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu sở này và các cá nhân có liên quan tùy theo mức độ sai phạm.
Hồ Quỳnh Hương lý giải sự thay đổi lớn sau 10 năm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Quyết định số 3493/QĐ-BYT "Bãi bỏ bốn (4) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá", có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (19.11.2024).Trong 4 thủ tục bãi bỏ được nêu tại Quyết định số 3493/QĐ-BYT có 3 thủ tục hành chính do Cục Quản lý dược thực hiện, là: Kê khai giá thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không đổi. 1 thủ tục hành chính cấp địa phương được bãi bỏ là "Kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước", do UBND tỉnh/thành thực hiện.Trong 2025, Bộ Y tế tăng cường quản lý chặt chẽ giá thuốc nhằm bình ổn thị trường thuốc trên cơ sở thực hiện quy định của luật Giá 2023 và đảm bảo tính đặc thù đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh, thông qua việc quy định công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc, dự kiến áp dụng với thuốc kê đơn nhằm hạn chế tầng nấc trung gian tăng giá thuốc.